fbpx

6 cách giảm stress trong công việc đơn giản, hiệu quả nhất

Công việc hàng ngày là kế sinh nhai của rất nhiều người. Để kiếm được nhiều tiền chi tiêu, bạn phải làm việc chăm chỉ, cật lực. Từ đó nó dễ gây ra stress công việc, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần và trí não.

1. Stress công việc gây ra hệ luỵ gì?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ người bị căng thẳng trong công việc ngày càng cao trong đời sống xã hội hiện đại.

Stress công việc khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm sút

Theo một cuộc khảo sát với hơn 2.000 nhân viên toàn thời gian của Mỹ, độ tuổi từ 18 – 59, hơn một nửa số nhân viên cảm thấy mình bị căng thẳng trong ít nhất 60% của 1 tuần làm việc.

Căng thẳng trong công việc có những hậu quả đáng kể đối với sức khỏe, từ tương đối lành tính (như bị cảm lạnh và bốc hỏa) đến nghiêm trọng có thể xảy ra (chẳng hạn như bệnh tim và hội chứng chuyển hóa hay bị trầm cảm kinh niên, stress kéo dài.

Mặc dù căng thẳng trong công việc là phổ biến, nhưng tìm một công việc ít căng thẳng là rất khó.

Một cách tiếp cận thực tế hơn là áp dụng các chiến lược đối phó hiệu quả để giảm bớt căng thẳng trong công việc được cho là khả thi hơn. Dưới đây là một số biện pháp quản lý căng thẳng mà bạn có thể thử nếu cảm thấy căng thẳng trong công việc.

2. Nguyên nhân khiến stress công trong việc ngày càng tăng

Những nguyên nhân dưới đây chỉ ra điều khiến công việc của bạn ngày càng gia tăng và gây áp lực không nhỏ.

  • Công việc nhiều lên: Khi công ty bạn làm ngày càng có nhiều việc hơn đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều hơn với khối lượng công việc đồ sộ.
  • Không hợp tính sếp: Bạn thường xuyên phải trao đổi với sếp song hai người không hiểu ý nhau, thường xuyên xung đột cũng khiến bạn đau đầu.
  • Làm thêm giờ quá nhiều: Bạn thường xuyên phải về muộn, tới 8 – 9 giờ tối mới về hay phải làm đêm khiến áp lực không hề nhỏ, thường xuyên bị stress, mất ăn mất ngủ.
  • Môi trường không thoải mái: Môi trường làm việc khiến bạn khó chịu như ồn ào, quá nóng, quá lạnh cũng tạo stress không nhỏ.
  • Không hài lòng về chính sách đãi ngộ: Tiền lương chi trả chậm hay không có thưởng lễ Tết cũng làm bạn bực bội với doanh nghiệp.
  • Không hợp đồng nghiệp, hay bị nói xấu sau lưng: Những xích mích, mâu thuẫn với đồng nghiệp làm bạn khó chịu.
  • Nơi làm việc quá xa nơi ở: Việc di chuyển quá xa hai nơi sẽ khiến bạn mệt mỏi.

3. Những cách giảm stress trong công việc đơn giản bạn nên áp dụng

Để giảm stress trong công việc bạn cần chuẩn bị, sắp xếp việc nhà, việc cá nhân một cách khoa học. Dưới đây là gợi ý một số biện pháp hữu hiệu

3.1. Khởi đầu ngày mới hoàn hảo

Nếu bạn là người đã lập gia đình và có con nhỏ thì buổi sáng dậy bạn cần cho bọn trẻ ăn và đi học cũng như thu dọn việc nhà. Nếu công việc gia đình quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tâm lý khi đến công sở. Bạn sẽ dễ bị stress nhanh chóng!

Thức dậy sớm để có nhiều thời gian hơn

Đó là chưa kể khi đi đường, bạn phải đối mặt với áp lực giao thông, chuyện này chuyện khác. Do đó, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên uống một ngụm cà phê hoặc ăn đầy đủ cho bữa sáng một cách lành mạnh nhất để đủ năng lượng làm việc.

Khi bạn bắt đầu một ngày mới với kế hoạch làm việc dày đặc thì việc có một chế độ dinh dưỡng tốt và thái độ tích cực sẽ giúp bạn làm việc nơi công sở hiệu quả hơn.

3.2. Tránh xa xung đột

Xung đột trong công việc hay những mối quan hệ xã hội sẽ khiến bạn căng thẳng hơn nữa. Điều quan trọng là cần tránh xa những áp lực đó. Bạn cần phải biết cách điều chỉnh cảm xúc để không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Khi có thể, hãy cố gắng tránh những người làm việc không tốt và thường xuyên gây gổ với bạn. Nếu xung đột tìm đến bạn, hãy đảm bảo rằng bạn biết cách giải quyết nó một cách hợp lý. Kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả là chìa khóa để giảm căng thẳng trong mối quan hệ

3.3. Tổ chức công việc khoa học

Ngay cả khi bạn là một người có tính bừa bộn thì việc lập kế hoạch trước là điều tối quan trọng để giảm stress công việc. Tuỳ vào cấp độ quản lý của bạn khối lượng công việc nhiều hơn thì càng cần phải phân bổ sao cho hợp lý.

Lập kế hoạch ngắn đến dài hạn để chủ động hơn

Muốn giảm bớt căng thẳng trong công việc cần phải sắp xếp thời gian để không phải vội vã hơn vào buổi sáng, không phải thức khuya làm việc và không bị động..

Giữ cho thói quen ngăn nắp hàng ngày cũng có nghĩa là bạn tránh được những tác động tiêu cực của sự lộn xộn và hiệu quả hơn với công việc của mình. Sự bừa bộn ảnh hưởng đến thời gian, tiền bạc và tạo ra tâm lý căng thẳng.

3.4. Tạo không khí thoải mái

Một tác nhân gây căng thẳng đáng ngạc nhiên khác tại nơi làm việc cũng khiến bạn khó chịu về thể chất, tâm lý.

Bạn có thể thấy mình bị căng thẳng khi ngồi trên một chiếc ghế không thoải mái lúc đang làm việc. Bạn có thể bị đau lưng và tạo phản ứng với căng thẳng khi có thêm các căng thẳng khác.

Ngay cả những điều nhỏ nhặt như tiếng ồn cũng có thể làm mất tập trung và gây ra cảm giác bực bội. Hãy làm những gì bạn có thể để tạo ra một không gian làm việc yên tĩnh, thoải mái và nhẹ nhàng như ngồi một chiếc ghế êm ái, nghe nhạc nhẹ để tập trung tâm trí.

3.5. Đi bộ đều đặn và dùng bữa trưa hợp lý

Nhiều tác hại của lối sống ít vận động không chịu rèn luyện thể thao sẽ khiến cơ thể bạn béo phì, tác động đến tâm lý hàng ngày với công việc và hình thể của mình.

Tập thể dục như đi bộ đều đặn giúp cơ thể sảng khoái, thoải mái

Bạn có thể chống lại những về thể chất và ảnh hưởng tinh thần do căng thẳng trong công việc bằng cách tập thể dục vào giờ nghỉ trưa hoặc lúc tan tầm. Vận động thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, gym sẽ giúp đánh bay mọi phiền lo, stress công việc mỗi ngày.

Nếu thời gian biểu cho phép, bạn có thể xây dựng chế độ thể dục ngắn cũng như ăn uống đủ chất trong bữa trưa (lúc nghỉ) để cung cấp năng lượng cho buổi chiều làm việc hiệu quả, tránh mệt mỏi.

3.6. Nghe nhạc

Nghe nhạc mang lại nhiều lợi ích và là một cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng trước, trong và sau khi làm việc.

Bạn có thể “play” một bản nhạc bạn thích hay những bài có giai điệu sôi động nhằm xốc lại tinh thần sẽ giúp giảm stress công việc hiệu quả. Cách tốt hơn là bạn đeo tai nghe và cảm nhận những giai điệu đưa bạn thoát ra khỏi mớ công việc và áp lực.

Tương tự như vậy, chống lại căng thẳng của một ngày dài bằng bản nhạc yêu thích trên đường lái xe về nhà có thể giúp bạn thư giãn và bớt căng thẳng hơn khi về nhà.

4. Lưu ý khi làm việc để giảm stress

Bạn cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây để giảm căng thẳng khi làm việc.

  • Không làm việc quá 8h/ngày: Thời gian làm việc hành chính nên đảm bảo mức 8h mỗi ngày để không bị quá tải, nên chú ý nghỉ giữa giờ để thư giãn.
  • Không làm một lúc nhiều việc: Làm nhiều việc một lúc khiến bạn bị rối và tạo áp lực nhiều hơn, thậm chí gây lỗi, sai sót khi làm việc.
  • Tạo không gian thoải mái khi làm việc: Một không gian trẻ trung thoải mái sẽ kích thích sự sáng tạo cho bạn.
  • Sử dụng nhạc khi làm việc để thư giãn hơn: Hiện có nhiều loại nhạc khác nhau với giai điệu kích thích hưng phấn, tập trung khi làm việc bạn có thể tải và dùng.
  • Bổ sung dinh dưỡng và tập luyện thể thao đều đặn: Ăn uống đủ chất, những chất dinh dưỡng tốt cho não bộ cần được chú trọng như nhóm thực phẩm chứa nhiều Omega.
  • Không/hạn chế thức khuya làm việc: Nên kết thúc làm việc trước 22h, không làm đêm đến 1 – 2h sáng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Tránh làm việc đêm khuya vì rất có hại cho cơ thể